Du lịch tăng trưởng cao

PDF.InEmail

khach du lichKết thúc năm 2012, ngành du lịch tiếp tục “lập” thành tích tăng trưởng khi tính tổng cộng có 6,847 triệu lượt khách quốc tế nhập cảnh đều là khách du lịch Việt Nam, tăng 13,86% so với 2011.

Điều này liệu có phản ánh không chuẩn xác về du lịch Việt Nam.
Sở VH-TT&DL Hà Nội vừa cho biết, năm 2012 Thủ đô ước đón 2,1 triệu lượt khách quốc tế (KQT), tăng 11,3%...
Trong khi báo cáo tăng cao thì trái lại, nhiều doanh nghiệp lữ hành (DNLH) vừa và nhỏ tại Hà Nội, chủ yếu phục vụ khách du lịch quốc tế (DLQT), xác nhận giảm 25 - 40% nhân viên, chuyển trụ sở từ nhà mặt phố bốn quận trung tâm lên tòa nhà văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư hoặc “dạt” ra ven đô.., đặng cầm cự qua cơn bĩ cực.
Nhiều DNLH tiếp tục thất bát trong mùa cao điểm 10/2012 – 4/2013 kéo các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sa sút theo.
Ông Nguyễn Vũ Vỹ, quản lý nhà hàng Hạ Hồi xác nhận: “Vào những năm làm ăn tốt, trong tháng 11 cao điểm nhất có ngày chúng tôi đón 150 khách DLQT, nay 30 khách là mừng. Số lượng khách trong mỗi đoàn cũng giảm đến phân nửa so với thông báo ban đầu. Nhà hàng nào tuyên bố vẫn tăng trưởng khách DLQT là dễ nói láo”!
Giám đốc kinh doanh một khách sạn (KS) 5 sao xác nhận năm 2012 không đạt chỉ tiêu đề ra: Công suất sử dụng phòng đạt 73% - giảm 2% so với 2011. Dù giá phòng tăng nhẹ 1 - 2 USD/đêm song doanh thu giảm hơn 10% vì phải tăng khuyến mãi. Nguyên nhân, kinh tế thế giới suy thoái và Hà Nội có thêm nhiều KS 4 - 5 sao mới.
“Chúng tôi nằm tại tuyến phố đẹp thuộc quận Hoàn Kiếm, chủ yếu đón khách công vụ, doanh nhân nên chỉ suy giảm như vậy. Một số KS cùng hạng đón nhiều khách DLQT thuần túy hoặc xa trung tâm TP. còn khó khăn hơn”, vị này khẳng định.
Năm 2013, chủ đầu tư ép KS này phải tăng trưởng 5% doanh thu khiến giá phòng tăng nhẹ, nhưng đạt được hay không là chuyện khác hẳn! Trong hai tháng 1 - 2, công suất sử dụng phòng tương đương cùng kỳ 2012 song doanh thu trên giá phòng giảm tiếp so với cả 2012 lẫn 2011 vì “toàn thiên hạ đói kém nên phải linh hoạt giảm giá trực tiếp hoặc tặng thêm dịch vụ”.

Khách đông nhưng không có lãi
Tại TP.HCM - trung tâm du lịch lớn nhất toàn quốc, Sở VH-TT-DL đánh giá lợi nhuận toàn thị trường KS giảm hơn 2011 do nhiều chi phí đầu vào tăng. Riêng phân khúc KS 3 - 5 sao, công suất sử dụng phòng giảm 2,3% (đạt 68,7%), ngày khách lưu trú ngắn hơn…
“Tháng trước, hàng loạt cơ sở lưu trú 4 - 5 sao tại Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và du thuyền ngủ đêm cao cấp trên vịnh Hạ Long khuyến mãi tưng bừng.., chứng tỏ họ cũng rất khó khăn”, ông Phạm Mạnh Hà, đại diện Công ty du lịch Sang trọng Việt Nam, nhận xét.
“Cắn vào thịt mình”
Giám đốc Công ty du lịch Ấn tượng Á Châu Lê Văn Kiên công nhận như vậy trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới. Lợi nhuận của công ty này trong mùa cao điểm 2012 - 1013 giảm 5 - 8% do khách ngày càng đòi hỏi “ngon - nhiều - bổ - rẻ” và nhằm cạnh tranh với đồng nghiệp Việt Nam!
Quản lý Nguyễn Vũ Vỹ băn khoăn, dường như lợi nhuận của các LH lớn, kể cả “đại gia” có vốn đầu tư nước ngoài cũng xuống rất thấp. Sau khi nhà hàng buộc lòng tăng thêm 1,5 - 2 USD/suất ăn, nhiều DNLH lớn lập tức giãy nảy. Còn DNLH vừa và nhỏ đón khách cao cấp chỉ nhắc tăng giá nhớ phục vụ tốt hơn!
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), số lượt người Singapore và Malaysia nhập cảnh năm 2012 tăng lần lượt 13,8 - 28,3%. Tuy nhiên, Giám đốc Asiana travel Trịnh Việt Dũng than thở lợi nhuận từ khách giảm chỉ còn 10% giá thành do nhiều đồng nghiệp giảm giá bừa bãi để “giật” khách. Dù nguồn khách Nga tăng tốt theo xu thế chung (năm 2012 tăng tới 71,5%), Giám đốc Công ty thương mại & du lịch Trọng điểm Đặng Bảo Hiếu cho biết phải cạnh tranh quá gay gắt khiến lợi nhuận xuống rất thấp.
Để “san sẻ” gánh nặng, DNLH ép lại các bên cung cấp dịch vụ trong nước. Một số LH khoe đã ép thành công đối tác vận chuyển giảm định mức km trong tour, dù năm 2012 giá xăng dầu tăng nhiều lần.
Ông Phạm Mạnh Hà cho biết giá phòng tại cơ sở lưu trú 4 - 5 sao mùa cao điểm năm nay không tăng so với mùa trước. Song cứ cung cấp tên khách, ngày khởi hành từng đoàn cụ thể là dễ dàng đòi KS âm thầm giảm thêm 15 - 20%, so với giá hợp đồng đã ký! Ông này hồ hởi thông báo cơ sở lưu trú 4 - 5 sao ở nhiều trọng điểm du lịch trong năm 2013 không “dám” tăng giá phòng, lại còn tặng thêm bữa ăn, miễn phí phòng họp.., nên thực chất là giảm tiếp.
Ông Phạm Mạnh Hà xác nhận trong mùa cao điểm 2012 - 2013, khách trung lưu Tây Âu, Úc, Mỹ do đối tác gửi (80% ngủ KS 4 - 5 sao, đi tour 10 – 14 ngày) giảm 30 - 50% tùy từng thị trường. Tuy vậy, lợi nhuận vẫn tăng khá nhờ thị phần khách cao cấp mua tour trực tiếp (chiếm 40 - 60% tổng lượng khách tùy thị trường) tăng 27 - 28%. Gần đây, ông này còn khai thác tốt khách Đông Nam Á theo đạo Hồi (sử dụng KS 3 - 4 sao, đi 3 - 4 ngày, một số bay sang bằng hàng không giá rẻ): “Bình quân đón một khách Âu, Mỹ, Úc lãi gấp 4 - 5 lần khách Đông Nam Á”!
Tuy vậy, ông Phạm Mạnh Hà vẫn phải giảm 5% giá tour 2013 - 2014 nhằm tăng tính cạnh tranh. Cũng vì lý do tương tự, ông Đặng Bảo Hiếu xác nhận giảm nhẹ giá tour năm 2013. Còn TCTK cho biết, doanh thu từ du lịch tháng 1/2013 đạt 1.700 tỷ đồng, chiếm 0,8% và giảm 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái…

Khách đông vẫn đói?
Câu lạc bộ LH Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết, trong 10 tháng năm 2012 đã phục vụ trên 92.000 khách Trung Quốc vào bằng hộ chiếu, tăng khoảng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, LH Trung Quốc bán tour cho khách với giá rất cao, song cắt xén dịch vụ rồi ép LH Việt Nam nhận lại với giá 800.000 - 1 triệu đồng/khách/tour Móng Cái - Hạ Long - Hà Nội 4 ngày 3 đêm! Do đó rất nhiều đoàn về nước phàn nàn bị lừa, kiện cáo khiến hình ảnh du lịch Việt Nam bị bóp méo…
Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, nhận xét số lượng khách Trung Quốc nhập cảnh rất lớn, song chi tiêu rất ít dù ngành du lịch Việt Nam không chủ trương đón khách rẻ tiền. “Rất nhiều khách DLQT đường bộ mang chai nước, cái bánh mì từ nhà sang thì Việt Nam thu được gì mà cứ tự hào đông khách”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (TCDL) Phạm Trung Lương băn khoăn. Ông Nguyễn Mạnh Cường cũng cho rằng đón một khách chi trả cao còn hơn đón nhiều khách chi trả thấp: “Vì đôi khi, giải quyết hậu quả của khách chi trả thấp còn khổ hơn”.
Suy giảm nhiều thị trường chi trả cao
TCDL và Bộ VH-TT&DL đặt mục tiêu năm 2013 đón 7,2 triệu lượt khách DLQT. Còn nhiều DN LHQT đón khách Tây Âu, Nam Âu, Mỹ đều khẳng định còn rất khó khăn đến hết năm, sau đó không biết thế nào!
Theo thống kê KQT nhập cảnh tháng 1/2013 của TCTK, nhiều thị trường chi trả cao, gửi số lượng khách lớn suy giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái: Nhật Bản, Anh, Pháp giảm lần lượt 9,5 - 10,8 - 26,9%. Dù hiện là thời điểm Việt kiều về nước chuẩn bị ăn tết rất đông, khách Mỹ vẫn giảm 6%. Nên nhớ, lượng người Đức, Anh, Pháp nhập cảnh (khách du lịch chiếm đa số, đều có đường bay thẳng tới Việt Nam) tháng 12/2012 giảm lần lượt 6,5 - 11,3 - 19,4% so với cùng kỳ 2011. Riêng khách Mỹ giảm 15,9%...
Ngoài ra, một số nguồn khách số lượng lớn cũng tiếp tục đà suy giảm so với cùng kỳ 2012: Đài Loan giảm tới 34,9% dù TCDL vừa tổ chức đợt xúc tiến du lịch tại đảo này, Trung Quốc 2,5%, Campuchia 1,6%...
Một số DNLH đánh giá tỷ lệ suy giảm trên rất đáng lo ngại vì tháng 1/2012 rơi vào tết Âm lịch nên KQT vào công tác, làm việc.., giảm mạnh. Còn tháng 1 năm nay chưa tết. Tuy nhiên, với cách cộng tất cả KQT nhập cảnh rồi gọi là khách DLQT, chắc chắn chỉ tiêu đón “khách DLQT” năm 2013 vẫn đạt được!

 

Nguồn: www.danangcity.com

Hỗ trợ trực tuyến

Quản lý

Mr Chiến: 0905 911 188
Email: chien@culaoxanh.vn

Điều hành

Ms Hạ: 0982 88 11 68
Email: info@culaoxanh.vn

Kinh doanh

Ms  Thúy: 0983.431 751
Email: thuy@culaoxanh.vn

Đối tác - Liên Kết

thiết kế web da nang

da nang

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter

We have: 1 guests online